Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.
Hiện nay xuất hiện nhiều dịch vụ Đáo hạn và rút tiền thẻ tín dụng, dịch vụ này đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng.
Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng nó để mua sắm tại các điểm bán hàng chấp nhận loại thẻ.
Khi mua sắm, người dùng thẻ cam kết sẽ trả tiền cho nhà phát hành thẻ. Chủ thẻ thể hiện cam kết này bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập một mật mã cá nhân (PIN). Ngoài ra nhiều điểm bán hàng cũng chấp nhận cách thức xác minh qua điện thoại hoặc xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là giao dịch vắng thẻ hoặc vắng chủ thẻ (CNP – Card/Cardholder Not Present).
Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu muốn
Người ta sử dụng nhiều hệ thống điện tử để xác minh trong vòng vài giây tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn đủ chi trả cho lần mua sắm đó không. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ (POS – Point of Sale) kết nối vào ngân hàng thu nhận (acquiring bank) của người bán hàng. Đầu đọc đọc dữ liệu của thẻ từ dải từ tính hoặc từ bản vi mạch trên thẻ. Loại thẻ mới sử dụng bản vi mạch thường được gọi là thẻ “chip” hoặc thẻ EMV.
Các nhà bán hàng trực tuyến thường sử dụng một các thức khác để xác minh tài khoản thẻ, trong đó chủ thẻ thường phải cung cấp thêm thông tin như mã số an ninh in ở mặt sau thẻ, địa chỉ chủ thẻ hoặc mật khẩu định trước.
Hàng tháng, chủ thẻ nhận được một bảng kê trong đó thể hiện các giao dịch thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ. Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại bác bỏ một số giao dịch mà anh/chị ta cho là không đúng. Nếu không khiếu nại gì, trước ngày đến hạn, chủ thẻ phải trả một phần tối thiểu định trước, hoặc nhiều hơn, hoặc trả hết món nợ. Nhà cung cấp dịch vụ tín dụng sẽ tính lãi trên phần còn nợ (thường là với lãi suất cao hơn lãi suất của hầu hết những hình thức vay nợ khác). Nhiều tổ chức / công ty tài chính có thể sắp xếp việc trả nợ tự động, cắt tiền từ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ (nếu có đủ tiền) để tránh trễ hạn trả nợ.
Nhiều người vẫn gọi VISA để hiểu là thẻ tín dụng
Hầu hết các thẻ tín dụng được phát hành bởi các ngân hàng địa phương hay các tổ chức tín dụng. Thẻ tín dụng ban đầu chỉ được làm bằng giấy cứng, có nhiều hình thức, kích cỡ khác nhau tùy theo ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành ra nó. Cách thức sử dụng thẻ cũng chỉ giới hạn trong khu vực hẹp, nơi mà người ta có thể nhận dạng trực tiếp các chủ thẻ. Do sự tiến bộ của khoa học, cùng với sự phát triển của nhu cầu sử dụng, thẻ tín dụng ngày nay đều dùng chất liệu nhựa polyme, thống nhất có cùng hình dạng và kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810.
Mới chỉ xuất hiện cách đây 50 năm, nhưng ngành công nghiệp thẻ tín dụng đã trở thành một nguồn lợi chính của ngành ngân hàng.
Năm 1951, ngân hàng quốc gia Franklin tại Long Island, New York, đã phát hành thẻ tín dụng có hạn mức đầu tiên tới khách hàng. Khách hàng chỉ cần thanh toán toàn bộ số tiền nợ khi nhận được giấy báo từ ngân hàng. Các thương nhân địa phương được ngân hàng ứng trước tiền mặt và sau đó ngân hàng nhận lại từ khoản thanh toán của khách hàng.
Khách hàng được an toàn, thuận tiện, bảo vệ, thanh thản đầu óc, thêm tiền thưởng, nhận khuyến mãi khi mua hàng hóa và dịch vụ bằng thẻ mà không cần phải trả tiền mặt trước? Cửa hàng kinh doanh hiệu quả hơn, giảm rủi ro tài chính, bảo mật, tăng số lượng giao dịch? Nghe quá hợp lý.
Đến năm 1966, Bank of America mở rộng ra chương trình thẻ tín dụng.
Năm 1967, hiệp hội thẻ liên ngân hàng tiếp tục phát triển dưới tên gọi MasterChange với biểu tượng hai vòng tròn lồng vào nhau.
Năm 1970, ngân hàng quốc gia Americard được thành lập. MasterChange cũng phát triển. 1,400 tổ chức tài chính trên khắp nước Mỹ đã phát hành cả 2 loại thẻ.
Năm 1976, BankAmerica đổi tên thành Visa International.
Năm 1979, MasterChange trở thành MasterCard International.
Logo của Visa như một chú chim bồ câu đang bay. Logo của MasterCard là quả địa cầu lồng vào nhau. Chúng là hình ảnh laser 3 chiều rất khó bắt chước, khi bạn nghiêng thì hình ảnh cũng như thay đổi theo. Dải từ trên thẻ tín dụng của bạn dùng để cung cấp thông tin chủ tài khoản để quét thẻ.
Vai trò của Visa và MasterCard là gì? Họ cấp phép cho các ngân hàng thành viên phát hành thẻ và mở rộng các cửa hàng chấp nhận thẻ. Các tổ chức tài chính trên khắp thế giới gia nhập và trở thành viên của Visa mà MasterCard. Hai tổ chức này có hệ thống ghi nợ và ghi có cho tài khoản của khách hàng, giám sát hoạt động thẻ.
Vai trò của tổ chức phát hành thẻ là gì? Họ xử lý đơn đăng ký để ra quyết định cấp thẻ. Họ thiết kế, sản xuất và in thẻ. Họ phát hành thẻ mới hoặc phát hành lại thẻ khi thẻ tín dụng hết hiệu lực hoặc bị mất. Họ thiết lập hạn mức tín dụng quyết định khách hàng có thể chi tiêu tối đa bao nhiêu. Họ kết hợp với các cửa hàng để có những chương trình khuyến mãi độc quyền hấp dẫn. Để trang trải cho các hoạt động họ có nhiều cách: phí thường niên, hưởng lãi suất trên số dư nợ tồn đọng, phí trả chậm, phí ứng tiền mặt, phí giao dịch, phí chuyển đổi ngoại tệ…
Vai trò của ngân hàng là gì? Họ sẽ tìm kiếm, sàng lọc và chấp nhận cho các cửa hàng tham gia vào chương trình thẻ của họ. Họ thanh toán các hóa đơn mua bằng thẻ tín dụng và trả tiền cho cửa hàng. Họ hỗ trợ lắp đặp máy thanh toán. Họ tiếp nhận và xử lý các giao dịch bằng thẻ tín dụng cho cửa hàng và gửi chi tiết giao dịch đến ngân hàng phát hành và nhận tiền từ ngân hàng phát hành. Đổi lại, họ sẽ thu khoản phí dịch vụ/phí chiết khấu từ các điểm chấp nhận thẻ.
Vai trò của chủ thẻ là gì? Bạn có quyền lựa chọn, thẩm định và được chấp thuận bởi ngân hàng phát hành thẻ tín dụng mình thích. Và bạn có trách nhiệm phải trả nợ, hoặc trả một phần nợ để tiếp tục quá trình tiêu xài.
Hầu hết những khoảng mua lớn nhất trong đời bạn đều được mua bằng tín dụng. Vay du học, mua máy tính, mua xe, mua nhà,… thường được mua dựa trên tín chấp của bạn. Nếu có chỉ số tín dụng tốt bạn sẽ trông đáng tin tưởng hơn với người cho vay. Họ sẽ cho bạn vay với lãi suất thấp hơn. Một người đi làm lương cao nhưng chỉ số tín dụng thấp sẽ khó mà mua được nhà, đặc biệt khi tăng lương ở Việt Nam thua xa lạm phát (còn bổng lộc và tham nhũng thì lúc nào cũng vượt lên trên lạm phát cả).
Tín dụng có rất nhiều dạng như nợ xe, nợ bất động sản. Nhưng thẻ tín dụng là cái dễ lấy nhất và dễ xây dựng nhất với bạn trẻ.
Đây là bảng ví dụ về sự khác biệt giữa lãi suất.
Dù bạn đã có hay chưa có thẻ tín dụng thì cũng nên lưu ý những điểm sau để tìm kiếm một thẻ tín dụng tốt nhất cho bản thân.
Vậy thẻ tín dụng nào tốt nhất cho bạn? HSBC, ANZ… là những thẻ tôi khuyên dùng với nhiều tiện ích dành cho khách hàng cá nhân. Tại Việt Nam, hiện tôi sử dụng thẻ tín dụng HSBC. So với các ngân hàng “củ khoai ta” Việt Nam, “củ khoai tây” HSBC giới thiệu nhiều phần thưởng phù hợp với mức sống trung lưu.
Hằng tháng, tôi được khuyến mãi 30%-50% cho các dịch vụ ăn uống thời trang làm đẹp có thương hiệu sang trọng. Bản thân tôi sống đơn giản, nhưng tôi cũng muốn người thân của mình được ăn ngon ở nhà hàng, thư giãn ở spa, mặc những bộ cánh đẹp.
Nhiều bạn hỏi tôi làm thế nào tôi có thẻ tín dụng khi (1) không chứng minh được thu nhập (freelancer) và (2) thu nhập chưa đạt 5.000.000VNĐ? Bao giờ cũng có cách nếu bạn quyết tâm tìm hiểu. Có 3 cách sở hữu một thẻ tín dụng:
Vậy là xong. Chỉ mất 3-5 ngày để bạn nhận được thẻ tín dụng và bắt đầu tiêu dùng như một người trưởng thành hiện đại.
Và nhớ đừng quên hỏi ngân hàng câu thần chú sau: “Tôi muốn biết ngân hàng đang có chương trình đặc biệt gì cho khách hàng. Em có thể làm gì để giúp tôi?”
Có nhiều lại thẻ tín dụng ở các ngân hàng:
– Hạng thẻ Chuẩn (Visa Credit Classic).
– Hạng thẻ Vàng (Visa/MasterCard Credit Gold).
– Hạng thẻ Bạch kim (MasterCard Credit Platinum).
– Quý khách hàng có thể ứng tiền mặt tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch và các điểm ứng tiền mặt khác trên phạm vi toàn cầu (VND trên lãnh thổ Việt Nam và ngoại tệ tại các nước trên thế giới).
– Quý khách hàng có thể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc qua Internet (Tải mẫu đăng ký giao dịch qua Internet tại đây), qua thư và điện thoại (MOTO).
– Quý khách hàng có thể thực hiện các giao dịch đặt trước như phòng khách sạn, đạt vé máy bay, tour du lịch, v.v…
– Quý khách hàng có thể vấn tin hạn mức tín dụng tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch
– Quý khách hàng có thể đổi mã PIN tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch.
– Quý khách hàng được miễn phí bảo hiểm tai nạn chủ thẻ trên phạm vi toàn cầu với số tiền bảo hiểm lên tới 15 triệu đồng đối với thẻ hạng Chuẩn/Vàng và lên tới 5000 USD đối với thẻ hạng Bạch kim khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Agribank.
– Quý khách hàng được hưởng lãi suất cho vay thẻ tín dụng cạnh tranh và được miễn lãi cho các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ lên tới 45 ngày khi thanh toán toàn bộ dư nợ vào ngày đến hạn thanh toán.
– Quý khách hàng cá nhân là người Việt Nam hay nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo đúng các quy định của pháp luật. Riêng với cá nhân người nước ngoài phải có thời hạn cư trú/làm việc còn lại ở Việt Nam ít nhất bằng thời hạn hiệu lực thẻ cộng thêm 45 ngày.
– Quý khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Agibank.
– Quý khách hàng có thu nhập ổn định, hợp pháp và có bảo đảm tiền vay.
– Quý khách hàng đồng ý chấp hành quy định về phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ Quốc tế của Agribank.
– Quý khách hàng đồng ý ký hợp đồng sử dụng thẻ với Agribank.
– Quý khách hàng là chủ thẻ chính có quyền phát hành tối đa hai (02) thẻ phụ.
– Quý khách hàng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định hiện hành của pháp luật; hoặc có năng lực hành vi dân sự và từ đủ mười lăm (15) tuổi đến chưa đủ mười tám (18) tuổi, được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ
– Quý khách hàng đồng ý chấp hành quy định về phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của Agribank và quy định về bảo đảm tiền vay của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank
Thủ tục phát hành thẻ
– Giấy đăng ký mở và sử dụng dịch vụ ngân hàng.
– Bản sao CMND hoặc hộ chiếu
– 01 ảnh 3×4 cm chụp trong phạm vi 6 tháng gần nhất
– Hợp đồng sử dụng thẻ
– Hồ sơ bảo đảm tiền vay hoặc xác nhận lương, trợ cấp xã hội của tổ chức, đơn vị quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Hạn mức ứng tiền mặt: Hạn mức ứng tiền mặt tối đa bằng một nửa (1/2) hạn mức tín dụng được cấp