Nợ công, Nợ quốc gia, Nợ chính phủ là gì?
Khái niệm Nợ Công
Nợ công là nợ của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Có thể là nợ nội địa từ các nhà đầu tư trong nước, có thể là nợ ngoại khi vay mượn từ nước ngoài. Thường chính phủ mượn nợ qua các công cụ: phát hành công khố phiếu, các trái phiếu hay các quốc gia nghèo thường vay các ngân hàng phát triển quốc tế hay vùng như VN nợ ADB, WB… Thâu nhập của chính phủ là do nguồn thuế nên nợ công là nợ quốc dân, nợ mà người dân đóng thuế phải trả.
Bên cạnh đó ta cần biết thêm về đầu tư công.
Đầu tư công
Đầu tư công cộng, hay chi tiêu chính phủ, là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng, chẳng hạn như khi chính phủ bỏ tiền vào phát triển đường xá, trường học, quân sự, v.v…
Đầu tư công cộng là một thành phần quan trọng của tổng cầu. Kinh tế học Keynes cho rằng đầu tư công cộng có tác dụng thúc đẩy tổng cầu thông qua số nhân tài chính. Dựa vào đó, họ đề cao vai trò của chính sách tài chính.
Nợ Quốc Gia là gì?
Nợ quốc gia (nợ công hoặc nợ chính phủ) là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Do đó, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để tính toán quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ dựa trên phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tất cả các nước trên thế giới đều ít nhiều có cái gọi là “nợ quốc gia”, và đây được coi là hệ quả từ các hoạt động kinh tế bình thường.
Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước và nợ nước ngoài. Nguồn vay có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng thế giới (World Bank).
Giảm nợ quốc gia là hành động theo đó các nước chủ nợ sẽ chấp nhận giảm một phần nợ hoặc tất cả các khoản nợ “không bền vững” cho quốc gia đi vay. Theo định nghĩa của IMF và Ngân hàng Thế giới (World Bank), các khoản nợ như sau được xếp là không bền vững: 1) Quy mô nợ vượt quá giá trị xuất khẩu 150%, 2) Tỷ lệ nợ trên thu nhập chính phủ vượt quá 250%.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều động cơ để giảm nợ, từ chủ nghĩa nhân đạo cho đến mục tiêu ổn định hệ thống tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, để được giảm nợ, các nước đi vay sẽ phải thực hiện một loạt điều kiện nghiêm ngặt do các chủ nợ đề ra như cải cách kinh tế, giảm nợ, tăng thuế hoặc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Nợ chính phủ
Nợ chính phủ, là một phần thuộc Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
- Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
- Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
One Comment