Khái niệm

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là người tham gia vào một hay nhiều vụ đầu tư dưới các hình thức khác nhau.

Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức. Phần lớn các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đầu tư đều nhằm thu về lợi ích kinh tế, đó là hoạt động đầu tư kinh doanh, sản xuất. Một số ít hơn, thường là đơn vị thuộc nhà nước, đầu tư công cộng nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, như việc xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi.

Cụm từ này còn được dùng trong ngành tài chính nhằm miêu tả một nhóm người hay công ty thường xuyên mua chứng khoán, cổ phiếu hay trái phiếu để có được lãi tài chính đánh đổi cho việc cung cấp vốn để phát triển một công ty nào đấy.

Cụm từ này cũng áp dụng cho những cá nhân hay tổ chức mua và nắm giữ các tài sản trong một thời gian dài với phân tích và nhận định sẽ có được lãi vốn, không vì thu nhập ngắn hạn.

Để định nghĩa rõ hơn về nhà đầu tư, có thể tham khảo thêm định nghĩa của Benjamin Graham về đầu tư: “Hoạt động đầu tư là một quá trình, thông qua phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng, có thể đảm bảo an toàn vốn và thu lời thỏa đáng. Tất cả những hoạt động không đáp ứng được những yêu cầu trên là đầu cơ.”

Hiện tại, nhiều quy định của Luật và Dự thảo Nghị định 14 đều được thiết kế chung quanh 02 nhóm chủ thể chính là: “Nhà đầu tư trong nước” và “Nhà đầu tư nước ngoài”. Thế nhưng thực tế, ngoài hai nhóm trên vẫn còn một nhóm DN khác là “DN có vốn đầu tư nước ngoài” mà hiện tại trong Luật Đầu tư 2005 cũng như tất cả các bản dự thảo nghị định chi tiết thi hành Luật DN đã đưa ra trước đây đều chưa xác định được nhóm này thuộc phạm vi điều chỉnh của 1 trong 2 nhóm trên! Do đó, sẽ gây nên không ít khó khăn cho DN có vốn ĐTNN trong việc xác định cơ chế về thủ tục đầu tư, cơ chế đầu tư vào ngành, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Ví dụ, Dự án của nhà đầu tư trong nước nhưng lại huy động vốn đầu tư nước ngoài thì được hiểu là Dự án của nhà ĐTNN? Hay Dự án của nhà đầu tư nước ngoài nhưng huy động vốn trong nước thì được hiểu là dự án đầu tư trong nước? Vậy vấn đề đặt ra đối với các nhà soạn thảo luật là trường hợp Dự án của DN có vốn đầu tư nước ngoài thì được xếp hay điều chỉnh bởi những quy định của nhóm Dự án đầu tư trong nước hay Dự án ĐTNN?

Mặt khác, nếu trong một DN, căn cứ vào tỷ lệ CP nắm giữ trên 51% của các bên mà phân ra dự án đầu tư trong hay ngoài nước. Tuy nhiên, cách thức phân chia theo hình thức như trên cũng không hợp lý bởi các lý do như: Đối với các Cty CP đại chúng, Cty niêm yết xuất phát từ VN, do người VN quản lý, nhưng vẫn chưa thể xác định được tỷ lệ CP chính xác của nhà đầu tư nước ngoài trong quãng thời gian ngắn hạn, trung hạn! Lý do, chỉ cần một giao dịch mua bán nhỏ khoảng 5 – 6% CP nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong hay ngoài nước đã có biến động từ 47% lên 51 – 52% và ngược lại. Nếu như vậy, lập tức tỷ lệ sở hữu CP của các bên đã có sự thay đổi cơ bản! Rất có thể tại thời điểm thực hiện dự án đầu tư, DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì nhà đầu tư nước ngoài mới nắm giữ có 47% nhưng chỉ vài tuần sau, thậm chí chỉ hôm trước, hôm sau tỷ lệ này đã vượt lên 51% và ngược lại.

Nếu những quy định về xiệc xác định nhà đầu tư trong – ngoài nước như trong bản Dự thảo 14 mà không được hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì khi thi hành Luật Đầu tư, sẽ có rất nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau; vì thế môi trường đầu tư sẽ bị “méo mó”.

Mặt khác, mối lo ngại nữa đó là hàng ngàn DN trong nước “bỗng nhiên” sẽ trở thành DN nước ngoài, dẫn đến quá trình quản lý việc thực thi chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư, thủ tục đầu tư… sẽ bị vi phạm, mà việc vi phạm này sẽ không phải do lỗi chủ quan của DN mà do tính không rõ ràng trong văn bản pháp luật của nhà soạn thảo ban hành gây ra. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cả lợi ích của Nhà nước và bản thân từng DN!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button