Khái niệm

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết (Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam)

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ (Theo Điều 3, Chương 1, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam)

Xem điều luật về bảo hiểm nhân thọ ( Download )

Theo luật bảo hiểm nhân thọ có nêu :

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.

1.Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác địnhquyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

2.Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiềngửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.

Điều 2.Áp dụng Luật Kinh doanh bảohiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.

Điều 31.Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người.

1.Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe vàtai nạn con người.

2.Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

a)Bản thân bên mua bảo hiểm;

b)Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

c)Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

d)Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Điều 32.Số tiền bảo hiểm.

Sốtiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểmvà doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 33.Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người.

1.Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểmcho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thựctế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2.Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểmcho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khámbệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tainạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 34. Thôngbáo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ.

1.Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểmvào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.

2.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm,nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảohiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả sốphí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý cóliên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lênthì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại củahợp đồng bảo hiểm.

3.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểmlàm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫnthuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a)Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảohiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng;

b)Giảm số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với sốphí bảo hiểm đã đóng.

4.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểmdẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểmvẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàntrả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiềnbảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đãđóng.

Điều 35. Đóngphí bảo hiểm nhân thọ.

1Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn,phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2.Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóngmột hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảohiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanhnghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảohiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóngphí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên màdoanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tạikhoản 2 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giátrị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4.Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phươngđình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm,kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.

Điều 36. Khôngđược khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm.

Trongbảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảohiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóngphí bảo hiểm.

Điều 37. Khôngđược yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.

Trongtrường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trựctiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩavụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiềnmà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba phải chịutrách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Giaokết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết.

1.Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợpchết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản trong đó ghi rõsố tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.

Mọitrường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên muabảo hiểm.

2.Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của nhữngngười sau đây:

a)Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồngý bằng văn bản;

b)Người đang mắc bệnh tâm thần.

Điều 39. Cáctrường hợp không trả tiền bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sauđây:

a)Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoảnphí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

b)Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên muabảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

c)Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

2.Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thươngtật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiềnbảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảohiểm.

3.Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảohiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặctoàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan;nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định củapháp luật về thừa kế.

 Mục 3.

 hợp đồng bảohiểm tài sản

Điều 40.Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Đốitượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấytờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Điều 41. Sốtiền bảo hiểm.

Sốtiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.

Điều 42. Hợpđồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

1.Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểmcao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợpđồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồngbảo hiểm tài sản trên giá trị.

2.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vôý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảohiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trườngcủa tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trongtrường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Điều 43. Hợpđồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị.

1.Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểmthấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợpđồng.

2.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanhnghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảohiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợpđồng.

Điều 44. Hợpđồng bảo hiểm trùng.

1.Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồngbảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng,với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

2.Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiệnbảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệgiữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả cáchợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanhnghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Điều 45. Tổnthất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản.

Doanhnghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản được bảo hiểmbị tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 46. Căncứ bồi thường.

1.Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảohiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thờiđiểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏathuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mứcđộ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2.Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượtquá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảohiểm.

3.Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảohiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chiphí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanhnghiệp bảo hiểm.

Điều 47. Hìnhthức bồi thường.

1.Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hìnhthức bồi thường sau đây:

a)Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

b)Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

c)Trả tiền bồi thường.

2.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận đượcvề hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

3.Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điềunày, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đãthay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.

Điều 48. Giámđịnh tổn thất.

1.Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanhnghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyênnhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểmchịu.

2.Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thìcó thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận kháctrong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưngcầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu tòa án nơi xảy ratổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độclập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Điều 49. Tráchnhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn.

1.Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm vàdoanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì ngườiđược bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền màmình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2.Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảohiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanhnghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của ngườiđược bảo hiểm.

3.Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, emruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đãtrả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổnthất.

Điều 50. Cácquy định về an toàn.

1.Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, antoàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liênquan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượngbảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đềphòng, hạn chế rủi ro.

3.Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm antoàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thờihạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này màcác biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảohiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảohiểm.

4.Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm antoàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 51. Khôngđược từ bỏ tài sản được bảo hiểm.

Trongtrường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản đượcbảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Mục 4.

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN S Ự

Điều 52. Đốitượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Đốitượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của ngườiđược bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Điều 53.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu ngườiđược bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ batrong thời hạn bảo hiểm.

2.Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiềnbồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 54.Số tiền bảo hiểm.

Sốtiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảohiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 55.Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

1.Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người đượcbảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm cótrách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.

2.Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệpbảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp vềtrách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người đượcbảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

3.Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác trong hợp đồng bảo hiểm.

4.Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảođảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thìtheo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việcbảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.

Điều 56.Quyền đại diện cho người được bảo hiểm.

Doanhnghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với ngườithứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác tronghợp đồng bảo hiểm.

Điều 57.Phương thức bồi thường.

Theoyêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trựctiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

Chương III

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Điều 77.Khả năng thanh toán.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quátrình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lậpđầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khảnăng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy địnhcủa Chính phủ.

3.Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giátrị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 78.Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năngthanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theoquy định Chính phủ.

2.Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phảibáo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơmất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.

Điều 79.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năngthanh toán.

Trongtrường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thựchiện các biện pháp sau đây:

1.Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động củadoanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chínhchấp thuận;

2.Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.

Điều 80. Kiểmsoát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

1.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toántheo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Bankiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanhtoán của doanh nghiệp bảo hiểm.

2.Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a)Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năngthanh toán theo phương án đã được chấp thuận;

b)Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện phápkhôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;

c)Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;

d)Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năngthanh toán;

đ)Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của mộthoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;

e)Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thaythế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

g)Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ côngtác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương ánkhôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;

h)Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khảnăng thanh toán;

i)Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện phápkhôi phục khả năng thanh toán.

3.Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mìnhtheo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khảnăng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

4.Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Bankiểm soát khả năng thanh toán.

Điều 81.Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

1.Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trườnghợp sau đây:

a)Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

b)Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;

c)Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụngbiện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

d)Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.

2.Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thựchiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báocho các cơ quan có liên quan.

Điều 82. Giảithể doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:

a)Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;

b)Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động màkhông có quyết định gia hạn;

c)Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, đvà e khoản 1 Điều 68 của Luật này;

d)Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

2.Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng vănbản.

Điều 83.Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm.

Trongtrường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đếnhạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khảnăng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiệntheo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

 

Chương IV

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Mục 1.

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 84.Đại lý bảo hiểm.

Đạilý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sởhợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy địnhcủa Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 85. Nộidung hoạt động đại lý bảo hiểm.

Đạilý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành các hoạt độngsau đây:

1.Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2.Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3.Thu phí bảo hiểm;

4.Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

5.Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Điều 86.Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.

1.Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam ;

b)Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c)Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảohiểm Việt Nam cấp:

2.Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b)Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểmphải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3.Người đang bị truy cứu cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hìnhphạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định củapháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Điều 87.Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Hợpđồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1.Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;

2.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;

3.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

4.Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;

5.Hoa hồng đại lý bảo hiểm;

6.Thời hạn hợp đồng;

7.Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

Điều 88.Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm.

Trongtrường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểmvẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giaokết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm cáckhoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Mục 2:

DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Điều 89:Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Doanhnghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểmtheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 90.Nội dung hoạt động môi giới hảo hiểm.

Nộidung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

1.Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm,doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

2.Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảohiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

3.Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bênmua bảo hiểm;

4.Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểmtheo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Điều 91. Quyềnvà nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm: hoa hồngmôi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:

a)Thực hiện việc môi giới trung thực;

b)Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợppháp của bên mua bảo hiểm;

c)Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gâyra.

Điều 92.Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Doanhnghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạtđộng môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

Điều 93.Cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Việccấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đượcthực hiện theo quy định tại Điều 62, Điều 63, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 64 vàcác Điều 65, 66, 67, 68 và 69 của Luật này.

 Chương V

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 94. Vốnpháp định, vốn điều lệ.

1.Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm.

2.Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.

Điều 95.Ký quỹ.

Doanhnghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàngthương mại hoạt động tại Việt Nam.

2.Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.

Điều 96. Dựphòng nghiệp vụ.

1.Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằmmục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước vàphát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2.Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm vàphải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

3.Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòngnghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Điều 97Quỹdự trữ.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắtbuộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộcđược trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này doChính phủ quy định.

2.Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sauthuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Điều 98Đầutư vốn.

1.Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đápứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở ViệtNam trong các lĩnh vực sau đây:

a)Mua trái phiếu Chính phủ;

b)Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;

c)Kinh doanh bất động sản;

d)Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

đ)Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

e)Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

3.Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằmbảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.

Điều 99. Thu,chi tài chính.

1.Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

2.Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với cácdoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Điều 100.Năm tài chính.

Nămtài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tàichính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắtđầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuốicùng của năm đó.

Điều 101.Chế độ kế toán.

Doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ kế toánáp dụng đối với kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kế toán.

Điều 102.Kiểm toán.

Báocáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.

Điều 103.Báo cáo tài chính.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báocáo tài chính theo các quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo hoạt độngnghiệp vụ định kỳ theo quy định của Bộ Tài chính.

2.Ngoài những báo cáo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải báo cáo Bộ Tàichính trong những trường hợp sau đây:

a)Khi xảy ra những diễn biến không bình thường trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp;

b)Khi không bảo đảm các yêu cầu về tài chính theo quy định để thực hiện những camkết với bên mua bảo hiểm.

Điều 104. Công khai báo cáo tài chính.

Saukhi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm phải công bố các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Sự khác nhau giữa Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ

Thông thường khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có thể mua kèm các sản phẩm bổ sung vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chính. Các sản phẩm bổ sung này có đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ nhưng lại thuộc về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nên rất khó để đưa ra so sánh chi tiết. Căn cứ theo nhận thức thực tế về sản phẩm của hai nghiệp vụ bảo hiểm, có điểm khác nhau cơ bản như sau :

 Tiêu chí so sánh  Bảo hiểm nhân thọ  Bảo hiểm phi nhân thọ
Đối tượng bảo hiểm chính hợp đồng Tính mạng (Con người) Các đối tượng còn lại (Tài sản, trách nhiêm dân sự..…)
Thời hạn hiệu lực hợp đồng  Có thể liên tục suốt cả đời người Hiệu lực trong 1 năm
 Thời gian đóng phí của hợp đồng  Đóng phí trong: 4 – 20 năm Đóng phí trong: 1 năm
Khi không có rủi ro xảy ra Được nhận lại: khoản tiền+ lãi chia (nếu có) Mất hoàn toàn phí đóng (nên phí đóng rất thấp)
Tổng số tiền tối đa bồi thường khi tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng lúc Bồi thường tất cả hợp đồng khi rủi ro xảy ra (vì tính mạng là vô giá) Không vượt quá giá trị tài sản dù có mua nhiều hợp đồng

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button