Tin Tức

Ngân hàng nhà nước tuyên bố cấm sử dụng Bitcoin

Tại thời điểm cập nhật thông báo này (21-11-2017), thì Biên độ phá vỡ kỷ lục của Bitcoin tiếp tục khi giá vượt qua 8,100USD tương đương 188.106.816 VND (188 triệu đồng).

Trước đó, vào ngày 28/10/2017, Báo Tuổi Trẻ có đăng bài viết với nội dung: Ngân hàng nhà nước tuyên bố cấm sử dụng Bitcoin. Đây là tuyên bố mà nhiều nhà đầu tư Bitcoin Việt Nam không mong đợi.

Sáng 28-10, trong văn bản gửi cơ quan báo chí, Ngân hàng nhà nước đã khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Quyết định trên là hoàn toàn hợp lý vì chưa có tổ chức nào trên thế giới có thể quản lý được hệ thống tiền ảo bitcoin. Trước đó, Vào năm 2013, Nhóm Tài chính của G7 ( hiện nay là G8 gồm: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh Quốc, Hoa Kỳ và liên minh Châu Âu đưa ra tuyên bố dưới đây:

Các dịch vụ thanh toán dựa trên Internet cho phép tài trợ bên thứ ba từ các nguồn nặc danh có thể phải đối mặt với nguy cơ gia tăng rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố

Họ kết luận rằng điều này có thể “đặt ra những thách thức cho các quốc gia trong việc kiểm soát và giám sát chống rửa tiền hoặc chống khủng bố” vì vậy Bitcoin có rất nhiều tiềm ẩn.

Bitcoin tiếp tục khi giá vượt qua $ 8,100 0 tương đương 188.106.816 VND (188 triệu đồng)

 

Tại thời điểm cập nhật thông báo này (21-11-2017), thì Biên độ phá vỡ kỷ lục của Bitcoin tiếp tục khi giá vượt qua 8,100USD tương đương 188.106.816 VND (188 triệu đồng).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam viện dẫn tại khoản 6 điều 4 Nghị định 101 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt quy định về phương tiện thanh toán gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tại khoản 7 điều 4 nghị định này cũng nêu rõ phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định điều 6.

Cũng theo Ngân hàng nhà nước, các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Đây là nội dung quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96 năm 2014 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Đồng thời, từ ngày 1-1-2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button